Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887 - 2000 - Tập II(1933-1945) Quyển bốn

Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1887 - 2000 - Tập II(1933-1945) Quyển bốn

Tác giả: Hữu Nhuận(chủ biên) - Hoàng Lại Giang - Cao Thị Xuân Mỹ - Trần Thị Mai Nhân

Năm xuất bản: Chưa có thông tin

Thể loại: Văn học

Lượt xem: 15

(0.0 ★ / 0 lượt đánh giá)
Tải PDF Đọc Online

Mô tả: Đây là giai đoạn nền văn học chữ Quốc ngữ Việt Nam phát triển rực rỡ nhất, phong phú nhất, đa chiều và cũng phức tạp nhất, đặt biết ở dòng văn học lãng mạn. Bên cạnh những thành tựu, dòng văn học lãng mạn vẫn còn những hạn chế, những tiêu cực và độc hại.

Qua thử thách thời gian, những tiêu cực và độc hại của dòng văn học lãng mạn dần dần bị loại, bị đào thải. Và cũng chính thời gian đã cho chúng ta một cách nhìn cởi mở hơn, thông thoáng hơn, đúng đắn hơn về những giá trị đích thực mà dòng văn học lãng mạn đóng góp cho kho tàng nghệ thuật Việt Nam.

Thực tế "Thơ mới" là một hiện tượng văn học đặc biệt. Những tác giả của dòng thơ này hầu hết đều trở thành tác giả của nền văn học Cách mạng.

Thực tế Tự lực văn đoàn là một hiện tượng mang tính đột phá trong dòng văn học lãng mạn Việt Nam. Những tên tuổi trong "Tự lực văn đoàn" đều là những cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam thời hiện đại; chưa có thời kỳ nào xuất hiện nhiều văn thi nhân lưu lại nhiều ấn tượng, nhiều tình cảm trong bạn đọc như thời kỳ 1933-1945. Những tác phẩm của họ đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của một lớp độc giả thành thị đã từng ảnh hưởng tư tưởng của một nền văn hóa phương Tây với những cuộc cách mạng của tự do, bình đẳng, bác ái...

Văn học lãng mạn thời kỳ từ năm 1933 đến trước năm 1945 chính là cuộc cách mạng về hệ tư tưởng của giai tầng tiểu tư sản phong kiến ở những lễ giáo hà khắc, những tập tục lạc hậu, những định kến hẹp hòi, tính gia trưởng, và cách hành xử trọng nam khinh nữ... Lần đầu tiên văn học lãng mạn Việt Nam đề cao vai trò cái "tôi của con người và con người có quyền chọn cách sống của mình, chọn tình yêu cho mình...

"Sự thật sẽ giải phóng bạn, nhưng trước tiên nó sẽ làm bạn tổn thương. – Gloria Steinem"