Thế Giới Bí Mật Của Trẻ Em

Thế Giới Bí Mật Của Trẻ Em

Tác giả: Thérèse Gouin-Décarie

Năm xuất bản: Chưa có thông tin

Thể loại: Nuôi dạy con cái

Lượt xem: 10

(0.0 ★ / 0 lượt đánh giá)
Tải EPUB

Mô tả: TỰA

"Nghề làm cha mẹ” là nghề xuất hiện sớm nhất, ngay từ khi có loài người, và phổ biến nhất vì cả những người sống độc thân cũng muốn có con nuôi. Nhưng điều ít ai nhận định được là nghề đó cũng quan trọng nhất và khó nhất.

Quan trọng nhất chẳng phải vì cha mẹ có nhiệm vụ đào tạo con người, hễ con người hư hỏng thì xã hội sẽ tan rã vì trong bất kì tổ chức nào, hoạt động nào, yêu tố con người vẫn là yếu tố quyết định; mà còn là vì lẽ cha mẹ dạy dỗ con ra sao thì lớn lên, nó dạy dỗ con nó như vậy, thành thử nếu đời trước mà lầm lẫn - hoặc nghiêm khắc quá tới nỗi con cái sinh lòng oán hận, hoặc nhu nhược quá, để chúng hư đốn - thì cái hại có thể truyền đến đời sau, đời sau nữa. Chúng ta thường nói tới cái “nếp” nhà – “nếp” có thể tốt mà cũng có thể xấu - là nghĩa vậy.

Khó nhất vì trẻ là cả một thế giới bí mật: Dưới một tuổi, nó chưa biết nói, chỉ biểu lộ cảm xúc, ý muốn bằng nụ cười tiếng khóc, ta khó đoán được; hồi hai ba tuổi nó nói tuy gọi là sõi rồi, nhưng ngôn ngữ vẫn có những ý nghĩa khác ngôn ngữ của ta nên nhiều khi ta hiểu lầm, lại thêm phản ứng của trẻ mỗi đứa một khác, mỗi giai đoạn một khác đúng như nhiều bà mẹ thường nói: «không biết đâu mà mò”.

Mà lạ lùng thay, nghề nào loài người cũng lưu lại kinh nghiệm cho đời sau - những sách thuốc, sách về nông nghiệp đã có từ mấy ngàn năm trước - duy có nghề làm cha mẹ, vừa phổ biến, quan trọng và khó như vậy thì trước thời hiện đại chẳng thấy có một cuốn nào cả. Trong hai thế kỉ trước, một số nhà giáo dục lác đác viết được ít cuốn, nhưng toàn là bàn về đạo đức, về lí thuyết: phải tập cho trẻ những đức nào, bản tính của trẻ là thiện hay ác, giáo dục có nghĩa là uốn nắn hay chỉ giúp cho trẻ phát triển theo thiên nhiên...? Cơ hồ như cổ nhân cho rằng hễ có con thì tự nhiên ai cũng biết cách nuôi con, dạy con chẳng cần phải học; và thế hệ trước có chút kinh nghiệm nào thì chỉ truyền miệng lại cho thế hệ sau, không ai gom lại thành hệ thống mà viết thành sách chỉ sự phát triển về thể chất cùng tâm lí, tinh thần của trẻ ra sao.

Mãi tới cuối thế kỉ trước, người phưong Tây mới bắt đầu dùng phương pháp khoa học nghiên cứu tâm lí của trẻ, và trước thế chiến vừa rồi, mới có những cuốn trình bày các trắc nghiệm để tìm hiểu trẻ. Nhưmg những tác phẩm đó hầu hết đều khô khan, có tính cách chuyên môn, viết cho các nhà giáo dục hơn là các bậc cha mẹ.

Theo chỗ tôi biết, cuốn đầu tiên viết về sự phát triển tâm lí của trẻ một cách giản lược nhưng đầy đủ, sáng sủa mà vui, ai có trình độ Trung học cũng có thể hiểu được, là cuốn Le développement psychologique de l’enfant của bà Thérèse Gouin - Décarie mà hôm nay tôi xin giới thiệu với độc giả. Bà là người Canada gốc Pháp, làm giáo sư ở Đại học Montréal đã viết một loạt bài có giá trị in trên báo phát trên đài. Những bài này được hoan nghênh nhiệt liệt và thính giả yêu cầu bà in thành sách, nhà Ot¬tawa xuất bản và rồi nhà Fides ở Montréal và Paris tái bản không biết lần thứ mấy.

"Sống mà không có ước mơ giống như bước đi mà không có phương hướng. – Khuyết danh"