Lịch sử Việt Nam tập 03 – Từ Thế kỷ XV đến Thế kỷ XVI

Lịch sử Việt Nam tập 03 – Từ Thế kỷ XV đến Thế kỷ XVI

Tác giả: Tạ Ngọc Liễn

Năm xuất bản: 2017

Thể loại: Lịch sử

Lượt xem: 16

(0.0 ★ / 0 lượt đánh giá)
Tải PDF Đọc Online

Mô tả: Lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI là tập III trong bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập do Viện Sử học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, chủ trì biên soạn.

Nội dung được đề cập là lịch sử Việt Nam trong hai thế kỷ XV và XVI.

Thế kỷ XV-XVI là khung thời gian trong đó xuất hiện và tồn tại của triều Hồ (1400-1407), triều Lê (1428-1527), triều Mạc từ khi được thiết lập (1527) đến lúc sụp đổ (1593) và triều Lê thu phục kinh đô Thăng Long, tái thiết vương triều Lê, hoàn thành công việc trung hưng đất nước.

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, hai thế kỷ XV-XVI có nhiều biến cố lớn về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… mà các thế kỷ trước không có.

Về chính trị: Vương triều Trần suy tàn bị Hồ Quý Ly xóa bỏ và lập ra triều Hồ với nhiều ý đồ đổi mới đất nước, nhưng chỉ được 5-6 năm thì quân Minh xâm lược Đại Việt (1406), triều Hồ tan vỡ; song cũng từ đây (1407), nhân dân Việt Nam đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống quân Minh xâm lược, trong đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, sau 10 năm chiến đấu đã đánh đuổi được quân Minh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Vương triều Lê được kiến lập năm 1428. Năm 1527, tức là 100 năm sau, ngôi vua thống trị đất nước của triều Lê rơi vào tay triều Mạc. Cũng từ đây, nước ta bắt đầu bước vào một cuộc nội chiến giữa triều Lê và triều Mạc mà sử sách gọi là cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, kéo dài 60 năm (1533-1593) với kết cục là triều Lê tiêu diệt được triều Mạc, giành lại địa vị thống trị đất nước (để rồi sau đó thực quyền thống trị đất nước lại nằm trong tay các chúa Trịnh từ Bắc sông Gianh trở ra và các chúa Nguyễn từ Nam sông Gianh trở vào. Giai đoạn lịch sử này gọi là thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, tồn tại gần hết hai thế kỷ XVII và XVIII).

Về kinh tế xã hội: Vương triều Lê được xây dựng trên cơ sở quan hệ ruộng đất phong kiến nằm trong tay tầng lớp quan liêu địa chủ xuất hiện sau cuộc kháng chiến chống Minh, thay thế cho loại hình kinh tế điền trang thái ấp của giai cấp quý tộc từng phát triển mạnh ở thế kỷ XIII-XIV. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thủ công nghiệp ở nửa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI, tiêu biểu nhất là nghề gồm sử với những sản phẩm nổi tiếng vùng Chu Đậu (Hải Dương) đã trở thành thương phẩm xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Kết cấu giai tầng xã hội ở thế kỷ XV-XVI cũng có nhiều thay đổi quan trọng. Ngoài giai cấp quan liêu địa chủ vừa nắm quyền lực chính trị, vừa chiếm giữ đại bộ phận ruộng đất dưới mọi hình thức, còn có nông dân, nô tỳ, thợ thủ công, thương nhân và một đẳng cấp tri thức nho học hùng hậu, đại diện cho nền văn hóa nho gia đang thịnh vượng. Họ đóng vai trò chủ thể trong giáo dục khoa cử, trong sáng tác thơ văn và trước thuật…

Dưới vương triều Lê ở thế kỷ XV, tính từ triều Lê Thái tổ (Lê Lợi) trị vị trở đi, đặc biệt là dưới triều Lê Thánh tông, chế độ trung ương tập quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng, tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ từ triều đình xuống tới các địa phương với những luật lệ, điển chế nghiêm minh, trở thành mẫu mực cho các đời vua kế tiếp noi theo.

Về quân sự, quốc phòng: Ở thế kỷ XV nền quân sự, quốc phòng đạt được những thành tựu to lớn trong tổ chức xây dựng quân đội. chế tạo vũ khí, luyện tập chiến đấu bộ binh cũng như thủy binh, phòng thủ bảo vệ biên cương…

Về đổi ngoại: Ở thế kỷ XV, sau chiến thắng quân Minh, vị thế của Đại Việt có thể nói là rất mạnh, trong quan hệ bang giao với nhà Minh cũng như với các nước lân cận.

Tiếc rằng sang thế kỷ XVI, sau khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi triều Lê, vi một mặt phải lo đối phó với sự chống trả của lực lượng trung hưng triều Lê, mặt khác lo sợ trước sức ép quân sự của triều Minh, nên triều Mạc phải nhượng cắt một vùng lãnh thổ của đất nước cho triều Minh và đó là điều mà triều Mạc phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, mặc dù vùng đất đó từng có nguồn gốc tranh chấp phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, việc thành lập vương triều Lê, sự phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Việt Nam nửa sau thế kỷ XV, sự kiện Mạc Đăng Dung giành ngôi triều Lê, lập ra triều Mạc là những vấn để lớn, quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV và XVI mà không nhà sử học nào ở nước ta không quan tâm đến. Điều đó được phản ánh rõ qua các bộ thông sử Việt Nam, các công trình chuyên sử, các sách giáo khoa, giáo trình Lịch sử Cổ Trung đại giảng dạy ở khoa Sử các trường đại học của Việt Nam. Thí dụ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim; Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX) của Đào Duy Anh; Lịch sử Việt Nam (tập I) của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam; Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập II và một phần tập III) của Phan Huy Lê; Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phỏng đất nước vào đầu thế kỷ XV của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh Đại cương lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh; Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên; Vương triều Mạc của Viện Sử học; Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử của Viện Sử học – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng; Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia của Đinh Khắc Thuần…

Ở nước ngoài từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV-XVI mà thời kỳ này chỉ được trình bảy đại lược trong một số bộ viết về thông sử Việt Nam, như cuốn An Nam thông sử của học giả Nhật Bản, Nham Thôn Thành Doãn (Yvamura Harysuke) xuất bản năm 1941, cuốn An Nam sử nghiên cứu của nhà Việt Nam học nổi tiếng Yamamoto Tatsuro, xuất bản năm 1950; cuốn Histoire du Vietnam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam tử khởi nguồn đến năm 1858) của Lê Thành Khôi, xuất bản năm 1981 (Paris)…

Gần đây, ở Trung Quốc có xuất bản một vài công trình viết về lịch sử Việt Nam, trong đó có cuốn Việt Nam thông sử của Quách Chấn Đạc và Trương Tiểu Mai chủ biên, in năm 2001. Phần lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI, được trình bày ở 2 chương XI và XII, dài khoảng 100 trang.

Nếu nhìn lại lịch sử vấn để nghiên cứu về thế kỷ XV-XVI của giới sử học Việt Nam, có 2 giai đoạn đáng chú ý: Từ năm 1990 trở về trước, khi viết về lịch sử dân tộc thế kỷ XV-XVI, các nhà sử học nước ta nói chung chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp (khởi nghĩa nông dân), còn các vấn đề kinh tế, văn hóa… có được đề cập song còn rất sơ lược. Có một số vấn đề quan trọng khác của lịch sử thời kỳ này còn để trống.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, dưới ảnh hưởng của đường lối đổi mới đất nước, giới sử học Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới trong nghiên cứu, đã có những nhận thức mới hơn về nhiều vấn đề của lịch sử, thí dụ, trong đó có việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan hơn đối với vai trò, vị trí của triều Mạc trong lịch sử dân tộc…

Các nguồn sử liệu cơ bản của Việt Nam được sử dụng để biên soạn tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI này vẫn là bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lê và một số bộ sách quan trọng như Lam Sơn thực lục, Lê triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Hồng Đức thiện chính thư, Ức Trai văn tập, Đại Việt thông sử, Lịch triều hiển chương loại chi, Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, văn bia triều Lê, triều Mạc…

Bên cạnh các bộ sách trọng yếu vừa nêu trên, nhóm biên soạn cũng khai thác thêm những tư liệu Hán Nôm có liên quan tới lịch sử thế kỷ XV-XVI được phát hiện, thu thập trong những năm qua (như bi kỷ, gia phả, chiếu lệnh, sách đồng…), nhưng nhìn chung, những tư liệu này không đưa lại được những thông tin gì quan trọng cỏ ý nghĩa làm thay đổi nhận thức lịch sử giai đoạn này.

Về khảo cổ học, cỏ 3 phát hiện đáng quan tâm nhất là việc phát hiện, trục với con tàu đắm ở Cù Lao Chàm với hàng chục vạn món đồ gốm sử xuất khẩu có niên đại thế kỷ XV-XVI, sản xuất tại vùng Chu Đậu (Hải Dương) và 2 cuộc khai quật khảo cổ học: một ở khu vực Hoàng thành Thăng Long nằm trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội và một ở Lam Kinh (Thanh Hóa).

Cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực đường Hoàng Diệu, Hà Nội có quy mô lớn và quan trọng, nhưng ở đó, dấu tích về kiến trúc thời Lê thế kỷ XV-XVI khá ít ỏi, lại lẫn lộn với các tầng văn hóa khác, do đó những tài liệu này cũng không giúp ích được gì nhiều cho tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI.

Cuộc khai quật ở Thanh Hóa cho thấy quy mô của một Lam Kinh trong lòng đất cách đây 500-600 năm.

Riêng cuộc khảo cổ học dưới nước ở Cù Lao Chàm năm 1997-1999 thật sự có giá trị khoa học lớn với 20 vạn hiện vật gốm sử được chế tạo ở trình độ nghệ thuật rất cao, vừa độc đáo, vừa phong phú, là bằng chứng về sự phát triển rực rỡ của nghề thủ công Việt Nam hồi thế kỷ XV-XVI, cũng như sự phát triển về buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới thời kỳ này. Về nguồn sử liệu cổ của Trung Quốc, ngoài các bộ sách như Minh sử, Minh sử kỳ sự bản mạt, Minh thư, An Nam chi, Khâm Châu chi, Việt kiệu thư, Điền Văn lịch niên truyện, Thù vực chu tự lực, Đông Tây dương khảo…, các tác giả đã khai thác trực tiếp nhiều tư liệu quý giá về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XV-XVI, trong bộ Minh thực lục tàng trữ tại Thư viện Trung Quốc học ở Mátxcơva mà Việt Nam không có (với các quyển Minh Thái tổng thực lục, Minh Nhân tổng thực lục, Minh Tuyên tông thực lục, Minh Anh tổng thực lục, Minh Hiến tông thực lục, Minh Hiểu tông thực lục, Minh Vũ tông thực lục, Minh Thế tông thực lục, Minh Mục tông thực lục, Minh Thần tăng thực lục).

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là một tập thông sử, vì vậy, nội dung cơ bản của nó được trình bày một cách đầy đủ, bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá… cùng các mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia lân cận.

Trong thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và sự nghiệp đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, giành lại nền độc lập dân tộc sau hơn 20 năm bị triều Minh chiếm đóng là một sự kiện lịch sử vĩ đại. Mặc dù đã có nhiều công trinh viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, song tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI vẫn dành một phần quan trọng để trình bày sự kiện lịch sử vĩ đại này.

Trong các bộ thông sử Việt Nam đã xuất bản trước đây, khi viết về cơ cấu tổ chức chính quyền thời phong kiến, các tác giả chỉ tập trung nói nhiều về bộ máy Nhà nước trung ương, còn về cơ cấu tổ chức làng xã thì chưa được chú ý đúng mức. Trong khi đó, trên thực tế phát triển của xã hội Việt Nam hàng nghìn năm qua, tổ chức làng xã ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, lịch sử xã hội Việt Nam thời phong kiến cũng là lịch sử của làng xã Việt Nam. Nhà nước phong kiến ở Việt Nam bao đời nay tồn tại, phát triển được chính là nhờ dựa trên nền tảng cấu trúc vững chắc của làng xã. Bởi vậy, trong tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, một chương được viết riêng về tổ chức hành chính – xã hội làng xã và đặt nó trong mối quan hệ dưới sự chi phối của chính quyền trung ương, để thấy được diện mạo đặc thù của xã hội Việt Nam cổ truyền mà tổ chức làng xã là cơ tầng cốt lõi.

Vấn đề triều Mạc cũng được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm mới, gần như thống nhất trong giới sử học Việt Nam hiện nay. Đó là sự thừa nhận triều Mạc là một vương triều chính thống trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian tồn tại hơn 60 năm, triều Mạc đã có những hoạt động tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tư tưởng.

Trong nghiên cứu từ trước tới nay, từ thế kỷ XV, ở Việt Nam vẫn coi Nho giáo, đặc biệt là Tống nho, đã được giai cấp thống trị độc tôn, đưa lên thành hệ tư tưởng chính thống của quốc gia và làm khuôn phép để trị nước. Khi biên soạn Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, có những sự nhìn nhận quan điểm khác biệt cho rằng ở thế kỷ XV, đặc biệt dưới triều Lê Thánh tông, song song với việc tôn sùng Nho giáo, triều Lê còn đề cao tư tưởng pháp trị và lấy pháp trị làm đường lối trị nước.

Nho giáo phổ biến ở Việt Nam thế kỷ XV, chủ yếu là Nho giáo triều Tống và triều Minh.

Đặc điểm của Nho giáo triều Tống – Minh là đi sâu vào lý học (tức đạo học), nghiên cứu lý, khi, tính, tâm… và hấp thụ tư tưởng Phật, Đạo, dung hợp với nhau, tạo thành một thứ “tân Nho giáo”.

Vi Nho giáo triều Tống, Minh là sự kết hợp với Phật và Đạo nên diện mạo tư tưởng học thuật ở Việt Nam thế kỷ XV-XVI, bên cạnh sắc thái nổi trội của Nho gia, dấu ấn của Phật và Đạo cũng rất đậm nét; đặc biệt sang thế kỷ XVI, trào lưu Phật giáo và Đạo giáo càng mạnh lên, không phải chỉ trong dân gian mà cả trong giới quý tộc cung đình.

Vì Tống nho và Minh nho đi sâu vào những vấn đề lý học siêu hình phức tạp, nên trên thực tế ở thế kỷ XV chỉ có một số ít đầu óc lớn, như Lê Thánh tông tâm đắc, nghiền ngẫm. Sang thế kỷ XVI, mới cỏ nhà lý học lớn nhất là Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm. Nghĩa là ở thế kỷ XV-XVI, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung, sự dung hợp Nho – Phật – Lão vẫn là yếu tố tư tưởng quan trọng.

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, các mối quan hệ bang giao với Trung Quốc bao giờ cũng là vấn đề lớn mà vương triều nào của Việt Nam cũng phải tính toán, ứng phó, đặc biệt là đối với vấn đề biên giới giữa hai nước. Nhưng đối với vấn đề quan trọng này, giới sử học nước ta lâu nay thường né tránh, không đề cập tới.

Tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI trình bày một cách khách quan những gì xảy ra trên dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thời kỳ này nhằm khôi phục lại một sự thật lịch sử từng trải qua những thời điểm căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ ở biên giới, song cuối cùng mọi phức tạp của vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa, như ở triều vua Lê Thánh tông.

Trong khi tập trung trinh bày các sự kiện lịch sử lớn, quan trọng ở thế kỷ XV-XVI, cuốn sách cũng rất chú ý giới thiệu các nhân vật trọng yếu của lịch sử hai thế kỷ này. Để độc giả tiện theo dõi dòng mạch liên tục của các sự kiện xảy ra, phần giới thiệu tiểu sử vẫn tắt các nhân vật lịch sử được xếp ở phần Phụ lục. Khi giới thiệu tiểu sử các nhân vật lịch sử ở thế kỷ XV-XVI, các tác giả chỉ chọn những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho thời đại trên các lĩnh vực chính trị, quản sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…

Tiểu sử các nhân vật được viết lại chủ yếu dựa theo phần Liệt truyện trong Lê triều thông sử (tức Đại Việt thông sử) của Lê Quý Đôn và Nhân vật chi trong Lịch triều hiến chương loại chị của Phan Huy Chủ.

Thực hiện công việc biên soạn tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, nhóm cán bộ nghiên cứu Viện Sử học được phản công như sau:

– Lời mở đầu: PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn

– Chương I: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương

– Chương II: PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ Chi

– Chương III: PGS. TS. Nguyễn Minh Tường

– Chương IV: PGS. TS. Vũ Duy Mền

– Chương V: PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn

– Chương VI: PGS. TS. Nguyễn Minh Tường

– Chương VII: PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn

– Chương VIII: TS. Vũ Duy Mền

– Chương IX: PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ và PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn viết (mục Quan hệ chính trị giữa triều Mạc và triều Minh từ năm 1527 đến năm 1592)

– Chương X: PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ

– Phụ lục về Niên biểu lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI và các nhân vật lịch sử: PGS. TS. Tạ Ngọc Liễn.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam

TẬP 1: TỪ KHỞI THỦY ĐẾN THẾ KỶ X

PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền (Chủ biên)
TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
TS.NCVC. Trương Thị Yến

TẬP 2: TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỶ XIV

PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên)
PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi -TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng

TẬP 3: Từ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI

PGS.TS.NCVC. Tạ Ngọc Liễn (Chù biên)
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Minh Tường
PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền

TẬP 4: TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XVIII

PGS.TS.NCVCC. Trần Thị Vinh (Chủ biên)
TS.NCVC. Đỗ Đức Hùng
TS.NCVC. Trương Thị Yến
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Thị Phương Chi

TẬP 5: TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858

TS.NCVC. Trương Thị Yến (Chủ biên)
PGS.TS.NCVC. Vũ Duy Mền
PGS.TS.NCVC. Nguyễn Đức Nhuệ
NCV. Phạm Ái Phương
TS.NCVC. Nguyễn Hữu Tâm

TẬP 6: TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1896

PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương (Chủ biên)
PGS.TS.NCVC. Hà Mạnh Khoa
TS. Nguyễn Mạnh Dũng
ThS.NCV. Lê Thị Thu Hằng

TẬP 7: TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên)
NCV. Phạm Như Thơm
ThS.NCV. Nguyễn Lân Dũng
ThS.NCV. Đỗ Xuân Trường

TẠP 8: TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên)
PGS.NCVC. Ngô Văn Hòa
PGS.NCVC. Vũ Huy Phúc

TẬP 9: TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

PGS.TS.NCVCC. Tạ Thị Thúy (Chủ biên)
PGS.TS.NCVCC. Nguyên Ngọc Mão
PGS.TS.NCVCC. Võ Kim Cương

TẠP 10: TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950

PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc (Chủ biên)
TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải

TẠP 11: TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1954

PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên)
TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải

TẠP 12: TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
NCV. Nguyễn Hữu Đạo
TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vàng

TẬP 13: TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên)
TS.NCV. Đỗ Thị Nguyệt Quang
PGS.TS.NCVCC. Đinh Quang Hải

TẬP 14: TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986

PGS.TS.NCVCC. Trần Đức Cường (Chủ biên)
TS.NCVC. Lưu Thị Tuyết Vân
PGS.TS.NCVCC. Đinh Thị Thu Cúc

TẬP 15: TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000

PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Ngọc Mão (Chủ biên)
PGS.TS.NCVC. Lê Trung Dũng
TS.NCVC. Nguyễn Thị Hồng Vân

"Điều tuyệt vời nhất bạn có thể mang đến cho cuộc đời là bản thân mình. - Ralph Waldo Emerson"